CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
1.Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
a-Tối giản hóa bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Nếu có thể trong doanh nghiệp hãy đơn giản hóa xuống mức có thể nhất bộ máy quản lý và vận hành vì có như vậy công việc sẽ được thông suốt không bị dồn ứ vì phải qua quá nhiều cấp lãnh đạo để quyết định. Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng không bị dư thừa khi các vị trí không cần thiết mà doanh nghiệp lại mất quá nhiều chi phí vào những khoản đó.
b-Hệ thống hóa các quy trình trong doanh nghiệp.
Đa phần doanh nghiệp hiện nay chưa hệ thống hóa, chuẩn hóa những quy trình kinh doanh, quản lý của mình. Chính điều này gây nên khó khăn trong việc lập, triển khai và kiểm soát công việc. Việc này dẫn đến lãng phí nhân lực, vật lực, chồng chéo công việc, quản lý khó khăn.
Thay vì doanh nghiệp phải bỏ tiền để thành lập một phòng ban quản lý lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể quản lý bằng các quy định được chuẩn hóa. Kiểm soát bằng văn bản, chứng từ, form mẫu, email… Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, chi phí cho việc quản lý doanh nghiệp.
2.Cắt giảm chi phí Marketing.
Để tối ưu hóa lợi nhuận mang về cho doanh nghiệp thì ngoài những việc như tăng năng suất lao động…thì các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến việc cắt giảm chi phí đầu tư cho sản phẩm đồng thời vẫn phải giữ nguyên được giá trị thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm. Có nhiều cách để tiết kiệm chi phí và có thể nhắm đến sử dụng kênh quảng bá sản phẩm rẻ hơn cụ thể là hình thức quảng cáo ngoài trời. Trong đó, pano quảng cáo ngoài trời(Billboards) là hình thức quảng cáo tối ưu, có thể đáp ứng được yêu cầu vừa quảng bá sản phẩm vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Với pano, việc quảng cáo sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều, sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ được quảng cáo cả ngày lẫn đêm trên khung treo và chỉ mất thêm tiền điện để chiếu sáng ban đêm trên khung quảng cáo đó.
3.Ứng dụng công nghệ để giảm chi phí doanh nghiệp.
Sử dụng công nghệ trong kinh doanh cho phép các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tiền qua đó có thể thúc đẩy phát triển theo các cách mà họ không thể làm trong những năm trước đây. Từ các dịch vụ điện thoại, thanh toán trực tuyến, các phần mềm quản lý bán hàng và các ứng dụng máy tính quản lý từ xa, giờ đây bạn không cần tốn thời gian và nhân lực để vận hành các công việc trên theo hình thức kinh doanh truyền thống, đây cũng chính là cách mà khoa học công nghệ giúp bạn giảm chi phí kinh doanh và trở nên chuyên nghiệp hơn.
4.Lập chiến lược phát triển hệ thống khách hàng mới theo nguyên lý Pareto.
Nguyên lý Pareto (Quy luật 80/20) được áp dụng rất hiệu quả trong trường hợp này
Các doanh nghiệp thường ít khi để ý đến 80% lợi nhuận của doanh nghiệp mình có được từ 20% khách hàng trung thành. Rất nhiều doanh nghiệp dành quá nhiều chi phí cho việc tìm kiếm 80% khách hàng mới nhưng chỉ đem lại 20% lợi nhuận.
Ngoài ra họ còn quên mất 1 điều rằng khách hàng cũ thì không cần mất tiền PR, quảng cáo mà vẫn có thể kinh doanh hiệu quả. Do đó, các doanh nghiệp nên dành chi phí cho việc phát triển hệ thống khách hàng mới từ những mối quan hệ cũ. Bằng cách này, bạn sẽ có được những khách hàng tiềm năng với chi phí đáng kể mà lại bền vững.
5.Đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Việc đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí hoạt động. Hãy xét đến tất cả các các chi phí tổn thất, cả trực tiếp và gián tiếp, khi có 1 tại nạn xảy ra ở nơi làm việc, bao gồm:
-Phí chi trả 1 phần bảo hiểm.
-Năng suất giảm trong khi nhân viên nghỉ.
-Chi phí cho việc làm thay ca và thời gian cho nhân viên đó.
-Chi phí thuốc thang.
-Tốn tiền bạc và thời gian để điều tra nguyên nhân của tai nạn.
-Tinh thần lao động giảm sút.
-Mất uy tín công ty và chi phí cho quan hệ công chúng.
-Tiền phạt và án phí từ cơ quan chính phủ trong một số trường hợp.
Vì vậy, tăng các biện pháp an toàn và phòng chống tai nạn lao động trước hết sẽ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
6.Giảm chi phí văn phòng.
Bạn có biết các chi phí giấy, mực in, vật tư, gửi thư và bưu chính… mới nhìn có vẻ như là vụn vặt, không tốn kém, nhưng thực tế nó có lại tốn một khoản chi phí khá lớn.
Tốt nhất doanh nghiệp nên quán triệt nhân viên không in trừ khi thật cần thiết, ngoài ra hãy chuyển đổi sang sử dụng hệ thống thanh toán hóa đơn và hóa đơn kỹ thuật số.
Và các báo cáo nên nộp thông qua internet từ máy tính của bạn thay vì một loạt các giấy tờ bừa bộn.
Điều tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể giúp bạn giảm được một số chi phí kinh doanh định kỳ phổ biến nhất.
Tóm lại, bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo: Quản trị doanh nghiệp