NHỮNG VAI TRÒ MỚI CỦA CFO NGÀY NAY

Các Giám đốc Tài chính (CFO) luôn được biết đến là những người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính, lên kế hoạch tài chính và báo cáo lên các cấp quản lý cao hơn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên mới, vai trò của CFO không còn giới hạn trong những công việc kể trên nữa.

Theo một nghiên cứu của Accenture, có 70% mối tương quan giữa một công ty có hiệu quả hoạt động cao với một công ty có đội ngũ Tài chính hoạt động giỏi. Điều này có nghĩa là trách nhiệm của CFO đã mở rộng sang một khía cạnh mới, đóng vai trò như một nhà tư vấn chiến lược, lèo lái doanh nghiệp vượt qua những thời khắc khó khăn và định hướng tương lai cho doanh nghiệp.

CFO 09.19
Communication network concept. Multiple exposure.

Những vai trò mới của CFO

CFO hiện nay đang làm việc trong một môi trường đầy biến động và cạnh tranh, đòi hỏi sự thay đổi hầu như hàng ngày để có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng. Một báo cáo của Deloitte & Touche LLP đã phân loại vai trò của các CFO ngày nay thành bốn nhóm chính:

Quản lý: Kế toán, kiểm soát, quản lý rủi ro, và bảo toàn tài sản là những nhiệm vụ chính của nhóm quản lý, họ phải đảm bảo doanh nghiệp phải tuân thủ với các chuẩn mực báo cáo tài chính và kiểm soát các yêu cầu khác nhau.
Điều hành: Hiệu quả và mức độ dịch vụ là những lĩnh vực trọng tâm của nhóm điều hành, người phải liên tục cân bằng chi phí một cách linh hoạt và mức độ dịch vụ trong việc chịu trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp, và áp dụng các mô hình hoạt động tài chính khi cần thiết.
Chiến lược: Nhà chiến lược giúp vạch ra con đường tương lai cho công ty để tăng cường hiệu quả kinh doanh và giá trị cho cổ đông, đồng thời cung cấp góc nhìn tài chính để đột phá và gia tăng lợi nhuận.
Xúc tác: Các CFO đóng vai trò như đại diện của sự thay đổi để đạt được sự hòa hợp trong chiến lược kinh doanh và phục vụ như là đối tác kinh doanh với những người ra quyết định khác, bao gồm cả trưởng phòng, giám đốc thông tin, và quản lý bán hàng/marketing.
Vai trò của nhóm Quản lý và Điều hành là kiểm soát và tăng cường hiệu suất, thiên về vai trò truyền thống của CFO, trong khi nhóm Xúc tác và Chiến lược đại diện cho vai trò làm “quân sư chiến lược” cho các thành viên khác trong công ty và ban quản trị. Họ giúp doanh nghiệp đảm bảo mọi kế hoạch đều đi đúng hướng, mọi chiến lược đều được hỗ trợ bởi các phân tích đáng tin cậy và mọi hoạt động đều đạt đến mức độ đã định.

Theo Deloitte.wsj.com