Vấn đề mà các doanh nghiệp nước ngoài vừa và nhỏ phải đối mặt trong quá trình đầu tư tại Việt Nam

Gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào Việt Nam. Quá trình đầu tư tuy có nhiều thuận lợi nhưng các doanh nghiệp cũng cần nhận thức đầy đủ về các khó khăn mà họ phải đối mặt sau khi đầu tư vào Việt Nam. Do đó, việc chuẩn bị trước các giải pháp cho các vấn đề là vô cùng cần thiết. Có nhiều điều phổ biến ở nước ngoài nhưng không thể áp dụng tại Việt Nam. Do đó, nếu một nhà đầu tư Nhật Bản quá kỳ vọng một phong cách làm việc giống như ở Nhật Bản sau khi đầu tư vào Việt Nam thì sẽ đối diện với rất nhiều vấn đề khó khăn. Dưới đây là một số vấn đề mà các doanh nghiệp nước ngoài vừa và nhỏ thường gặp phải sau khi đầu tư tại Việt Nam.

■ Tầm quan trọng của khảo sát sơ bộ trước khi đầu tư vào Việt Nam

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước khi đầu tư vào Việt Nam cần tiến hành một cuộc khảo sát sơ bộ (F/S) nhằm đánh giá khả năng làm kinh doanh tại Việt Nam (chẳng hạn như nghiên cứu về tính khả thi và lợi nhuận của dự án đầu tư). Có không ít trường hợp thất bại do nhà đầu tư không tiến hành nghiên cứu đầy đủ thông tin thị trường trước khi đầu tư. Để tránh nguy cơ thất bại này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước khi đầu tư vào Việt Nam cần tiến hành khảo sát sơ bộ trước (nghiên cứu về nguồn cung ứng nguyên vật liệu, nhu cầu khách hàng, hệ thống cơ sở hạ tầng, kênh phân phối, thuế, kế toán, ngân hàng, tuyển dụng nhân sự, chi phí lao động, và các thủ tục hồ sơ) đểcó thể đánh giá được khả năng kinh doanh tại Việt Nam.

Ngoài ra, cần lên kế hoạch chi tiết với mục tiêu và quy mô bán hàng và đào tạo nhân viên nhằm mục đích là thu được lợi nhuận trong 3-5 năm. Các doanh nghiệp cần dành thời gian để làm quen với các quy trình thủ tục mới và cũng cần quan tấm đến vấn đề giá lao động ngày càng tăng.Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân viên của nhân viên, những nỗ lực cải tiến không ngừng nhằm tăng lợi nhuận ngay cả sau khi bắt đầu triển khai hoạt động cũng rất quan trọng.

■ Xây nhà xưởng hay thuê nhà xưởng

Thông thường, để xây một nhà xưởng khoảng 2,000m2 tốn chi phí khoảng 900,000 USD– 1,600,000USD. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng không chắc chắn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có diễn ra thuận lợi hay không là một rủi ro lớn mà các doanh nghiệp này phải đối mặt. Nhà xưởng xây sẵn cho thuê giúp các nhà đầu tư có thể nhận ra hướng đầu tư trong tương lai sau một vài năm hoạt động kinh doanh thử tại thị trường Việt Nam, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư ban đầu và giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Do đó, hình thức này ngày càng thu hút sự chú ý quan tâm củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam.

Hiện tại có rất nhiều khu công nghiệp và các chủ đầu tư đều phải xin giấy phép đầy đủ. Để tránh gặp phải những vấn đề liên quan đến môi trường thì nhà đầu tư cần kiểm tra giấy phép về môi trường của các khu công nghiệp. Trong giai đoạn đầu khi đầu tư vào Việt Nam còn nhiều điều chưa nắm rõ thì nhà đầu tư nên lựa chọn các khu công nghiệp có thể hỗ trợ bằng tiếng bản địa như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Các doanh nghiệp Nhật nên đầu tư vào khu vực có nhiều công ty Nhật để có thể trao đổi thông tin.

■ Nắm vững thủ tục Hải quan và Logistics

Nếu nơi nhập nguyên vật liệu và nơi tiêu thụ hàng hóa là nước ngoài thì nhà đầu tư cần biết rõ các chi phí vận chuyển đến cảng quốc tế và sân bay. Nhà đầu tư cần tiến hành điều tra tìm hiểu về quy hoạch cơ sở hạ tầng trong tương lai để có thể lựa chọn một địa điểm đầu tư thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

Ngoài ra, thủ tục xuất, nhập khẩu của Việt Nam, thủ tục hải quan cũng rất phiền hà.Các doanh nghiệp nên đầu tư chi phí để học hỏi các bí quyết từ các công ty logistics đáng tin cậy và dần dần chuyển các thủ tục này cho các nhân viên hoặc công ty địa phương.

■ Nhân sự người nước ngoài

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cử nhân sự cao cấp đến Việt Nam cư trú và công tác nhưng số lượng hạn chế do chi phí cao và không đủ nhân sự từ công ty mẹ. Cũng có trường hợp những người được bổ nhiệm được chọn ra từ các nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên không đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế và quản lý nên nhằm tránh những thiếu sót trong công tác chuẩn bị thì điều quan trọng là các nhân viên được cửa sang công tác tại Việt Nam phải tìm hiểu trước về môi trường làm việc mới ở nuớc ngoài. Những nhân viên này ngoài việc phải đối mặt với các vấn đề về khác biệt văn hóa, bất đồng ngôn ngữ và ngoài chịu trách nhiệm cho công việc chính còn phải mất nhiều thời gian cho các công việc hành chánh nên trách nhiệm rất nặng nề. Do đó, cần có nhiều biệp pháp giúp các nhân viên này giảm bớt gánh nặng. Các nhân viên cần tạo mối quan hệ với đồng nghiệp và những người bạn đáng tin cậy để hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn. Ngoài ra, môi trường làm việc mới và việc quản lý trong xưởng cũng tăng áp lực cho họ. Các nhân sự được cửa sang từ nước ngoài cần tự tìm ra biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng của bản thân để giảm bới áp lực.

■ Nhân sự người Việt Nam

Một vấn đề mà các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thường quan tâm là làm thế nào giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên người Việt Nam. Về cơ bản, các doanh nghiệp nước ngoài có thể giảm tỷ lệ này bằng cách tạo ra môi trường làm việc thân thiện, thông qua phụ cấp, phúc lợi.

Nhà đầu tư nước ngoài cần hiểu rằng các suy nghĩ và sinh hoạt của người Việt Nam là hoàn toàn khác nên các kiến thức ở nước ngoài không thể áp dụng được. Nhập gia thì phải tùy tục, các nhà đầu tư nước ngoài cần dành thời gian làm quen với cách làm việc tại Việt Nam, dần dần thay đổi lối tư duy của bản thân để có thể hoạt động kinh doanh dễ dàng và thuận tiện.

Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, văn hóa tập đoàn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phù hợi với văn hóa gia đình của Việt Nam. Nhờ đó nếu các nhà đầu tư Nhật có thể tạo được mối quan hệ thân thiết với các nhân viên Việt Nam tạo ra một bầu không khí làm việc như ở nhà để tăng tỷ lệ duy trì công việc của các nhân viên này. Việt Nam là một quốc gia có quan hệ thân thiết với Nhật Bản nên có rất nhiều người Việt Nam học tiếng Nhật. Tuy nhiên cần kiểm tra lại trình độ tiếng Nhật của công nhân Việt Nam để tránh gây ra hiểu nhầm trong khi giao tiếp.

Trên đây là những điểm quan trọng mà các nhà đầu tư cần biết và điều quan trọng nhất là cần phải tìm hiểu đầy đủ thông tin trước khi đầu tư và sẵn sàng hòa nhập theo quan điểm “nhập gia tùy tục”. Khu nhà xưởng dịch vụ xây sẵn cho thuê Kizuna và khu nhà xưởng Ecofactory của công ty cổ phần Kizuna JV là một trong những lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giao tiếp bằng tiếng Anh, Nhật và Hàn Quốc chắc chắc sẽ giúp nhà đầu tư an tâm và hai lòng.