LÀM SAO ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH CHUYÊN NGHIỆP

Hệ thống tài chính trong doanh nghiệp được ví như hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể nuôi tất cả các bộ phận và toàn thể. Tài chính có thể nằm dưới dạng tiền, vật tư, nguyên liệu, tài sản phát sinh lúc hình thành nguồn vốn hoặc trong quá trình hoạt động như các khoản phải thu, phải trả.

Vì vậy vai trò của giám đốc tài chính (Chief Financial Officer – CFO) có thể nói là khá quan trọng. Theo Keith Ferrazzi (nhà sáng lập, CEO công ty Ferrazzi Greenlight) đã chia sẻ trên tạp chí Harvard Business Review về những lời khuyên dành cho giám đốc tài chính.

1. Nhận thức đúng về trách nhiệm của mình

Tất nhiên, ngoài những trách nhiệm về công việc và nhiệm vụ của mình. Bản thân giám đốc tài chính còn phải đảm bảo mọi thứ được vận hành một cách đầy đủ, trơn tru song không nhất thiết phải tự tay hoàn thành tất cả.

Thay vào đó, hãy rõ ràng trong cách điều phối cũng như đưa ra giải pháp kịp thời đến từng thành viên trong bộ phận mình. Điều này nghe có vẻ “lý thuyết” nhưng theo Keith, bản thân người giám đốc nào cũng biết điều này nhưng mấy ai lại làm tốt!

Ông nói: “Việc này giống như khi chơi golf, chẳng ai quan tâm đến số gậy bạn tính toán để đưa banh vào lỗ cả, vì bạn đến đích như thế nào không quan trọng, quan trọng là bạn đến được đích.”

CFO 29.03.2019 2

2. Xây dựng đội ngũ bổ trợ lẫn nhau

Là một CFO hiện đại, đội ngũ của bạn nên bao gồm trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng kinh doanh, trưởng ban chiến lược, nhân viên xử lý, phân tích dữ liệu, cũng như các cá nhân sáng tạo nhất công ty và có nhận thức về tài chính doanh nghiệp. Và đương nhiên, không thể thiếu giám đốc điều hành. Thành công thực sự của một nhà điều hành không đến từ những bản báo cáo, mà dựa trên năng lực xây dựng đội ngũ và khả năng dẫn dắt thành viên khác thông qua quyền lực mềm.

Keith chia sẻ: “Tôi có khá nhiều người bạn làm CFO đang phải đối diện với nguy cơ bị sa thải. Một trong số họ rất giỏi việc dự báo tài chính cũng như khả năng xoay nguồn vốn tốt nhưng lại thiếu năng lực hợp tác trong xây dựng chiến lược và phát triển sản phẩm sáng tạo. Không chỉ các giám đốc tài chính mà ngay cả nhiều nhà điều hành cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự nhưng họ chẳng mấy khi nhận ra rằng bởi điều họ thiếu không phải kỹ năng, mà là sự hợp tác với những người sở hữu kỹ năng có thể bù đắp cho thiếu sót của họ.”

CFO 29.03.2019 3

3. Chấp nhận sự khác biệt của những thành viên khác

Keith nhận định: “Tôi thường chứng kiến nhiều CFO gặp thất bại, rồi đổ lỗi cho cách làm việc của những thành viên khác. Trở thành người giảng hoà bất đắc dĩ giữa giám đốc kinh doanh, giám đốc tài chính với giám đốc marketing là chuyện thường xuyên xảy đến với tôi. Có thể nói, việc ai là người giữ vị trí dẫn dắt doanh nghiệp tăng trưởng không quan trọng; quan trọng là bạn làm tốt nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng của mình. Dù người dẫn dắt có là giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh, hay giám đốc tài chính thì trách nhiệm của bạn vẫn giữ nguyên và công việc của bạn cũng chẳng hề thay đổi. Thêm vào đó, họ vẫn là những người đồng đội của bạn. Hãy học cách chấp nhận và làm quen với sự khác biệt của các thành viên trong tổ chức – những người vốn cần sự huấn luyện, khuyến khích và động viên ở mức độ khác nhau. Và, nhiệm vụ của bạn là phải biết lấy lòng cũng như tương tác với họ. Rất đơn giản để người ta chỉ trích và đổ lỗi, song thành thực mà nói, đó là hành động khắt khe với người khác, mà dễ dãi với bản thân. Hãy học cách chấp nhận và đừng đề cao bản thân, thay vào đó, hãy luôn nghĩ xem mình có thể làm được gì. Hãy tự hỏi bản thân, phải làm thế nào xây dựng mối quan hệ và lấy lòng các thành viên khác, để nhờ đó mà mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp? Làm cách nào để tôi thực sự có thể lãnh đạo đội ngũ của mình?”

Theo Harvard Business Review