Bí quyết quản trị doanh nghiệp của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản
Bí quyết của các doanh nghiệp thành công là họ biết rõ mình đang đi về đâu và mỗi ngày có thể thấy được công việc của mình tiến triển ở mức nào, nhân viên kinh doanh của mình đang làm gì với từng nhóm khách…
Tại Nhật Bản, cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, giới phân tích nhận định rằng điểm khác biệt giữa nhà quản trị quốc tế (quản lý các hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia) và nhà quản trị trong nước (quản lý các hoạt động kinh doanh trong nội bộ quốc gia) là nhà quản trị quốc tế phải biết tìm cách làm cho các hoạt động kinh doanh của công ty mẹ tại một nước phù hợp với các chi nhánh, công ty con địa phương ở nước ngoài và quan hệ tốt với chính phủ nước đó. Nhiệm vụ của các nhà quản trị chi nhánh và công ty con ở nước ngoài thường nặng nề hơn so với các nhà quản trị trong nước, bởi vì họ phải đương đầu với khó khăn về thông tin liên lạc giữa các cơ quan đầu não của công ty và chi nhánh.
Tuy nhiên, dù ở trong nước hay ngoài biên giới thì nội dung của các hoạt động quản trị cũng không khác biệt nhiều lắm và đều cần đến những công thức thành công chung. Dưới đây là một số giải pháp của Getfly trong việc áp dụng các bí quyết trong quản trị doanh nghiệp tại rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản sau nhiều thập kỷ lớn mạnh trên thương trường.
Sức mạnh của mục tiêu rõ ràng
Bí quyết của các doanh nghiệp thành công là họ biết rõ mình đang đi về đâu và mỗi ngày có thể thấy được công việc của mình tiến triển ở mức nào, nhân viên kinh doanh của mình đang làm gì với từng nhóm khách… để đưa đến những hướng phát triển cụ thể cho từng nhóm khách hàng. Chiến lược kinh doanh có thể được xây dựng trên 3 lĩnh vực sau đây. Thứ nhất, cần đề ra chiến lược quảng cáo truyền miệng. Thứ hai, cần có kế hoạch quảng cáo, chăm sóc theo từng nhóm khách hàng theo Chiến dịch – Cơ hội để tăng dần đơn hàng. Thứ ba, phải có chiến lược làm tăng giá trị các đơn hàng hiện có. Mở rộng quảng bá sản phẩm bằng cách phát triển các chiến lược quảng cáo và xúc tiến thương mại một các có kế hoạch, thường xuyên và hiệu quả.
Phối hợp giữa các bộ phận
Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải biết san sẻ trách nhiệm cho nhau. Masao Nemoto, cựu giám đốc điều hành tập đoàn Honda, đã khuyến cáo các nhà quản trị doanh nghiệp: “Một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác” và tạo ra Quy trình làm việc hiệu quả, tạo nên mối liên kết giữa các bộ phận với nhau, giảm tối đa các thao tác thừa.
Và cuối cùng “Làn sóng văn minh thứ tư” đang hướng các công ty, tập đoàn lớn của Nhật Bản đến việc phá vỡ những chương trình quản lý cũ thông qua việc mở ra những phương pháp mới nhằm tăng cường đầu tư vào sáng tạo, đổi mới các quy trình quản trị lãnh đạo theo yêu cầu của tình hình mới… Có thể nói, tính sáng tạo đang ngày càng có ảnh hưởng lớn và giữ vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng quản trị diễn ra ở Nhật Bản kể từ những năm đầu của thiên niên kỷ mới.