QUẢN LÝ AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH
Thông qua cuộc khảo sát trên 3.000 người, công ty tài chính Ameriprise đã có một phát hiện khá thú vị: phần lớn họ đều khá tự tin vào tình hình tài chính của tổ chức mình trong tương lai và có đến 78% cho biết rằng khả năng quản lý tài chính của họ khá ổn.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là dù trong bất kỳ quy mô nào hay tính chất doanh nghiệp ra sao thì đều có chung nhận định rằng: để có thể thành công về mặt quản lý tài chính không chỉ giỏi chuyên môn và kỹ năng mà còn phải am hiểu cũng như nhanh nhạy giải quyết các vấn đề bất thường hay xảy ra.
Theo Marcy Keckler – Phó Chủ tịch tư vấn chiến lược tài chính tại Ameriprise cho biết: “Những lo sợ về mặt tài chính là điều tự nhiên của con người. Bản thân giám đốc tài chính cần phải rút ra bài học ở đây là làm sao để chuẩn bị trước cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra”.
Dưới đây là 2 bước đơn giản để giúp doanh nghiệp vừa có thể đạt được mục tiêu tài chính, vừa có thể giảm thiểu rủi ro không đáng có trong tương lai.
1. Lập kế hoạch cho những thứ có thể lường trước được
Theo dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát, những cột mốc quan trọng như đầu tư sản phẩm mới, tăng cường nhân lực, phát triển vùng kinh doanh hay thậm chí mở rộng quy mô,…được xem là những yếu tố gây ra tác động lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Về điều này, Marcy Keckler cho biết: “Khi lên kế hoạch tài chính với sự tư vấn của các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thấy được đâu là các bước cần thiết để đạt đến mục tiêu chung của tổ chức. Như thế, quá trình tích lũy hay vận động nguồn vốn cũng sẽ diễn ra suôn sẻ và dễ quản lý hơn. Đồng thời, bản kế hoạch tài chính cũng cho nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về thời gian hoàn thành mục tiêu và cả thời điểm mà các cột mốc quan trọng đó thể có thể suy nghĩ mà rót vốn hay không”.
Cũng theo bà Keckler đúc kết: “Những ưu điểm trên chính là sức mạnh của việc lập kế hoạch. Giám đốc tài chính cũng sẽ biết điều gì đang chờ đợi họ. Nếu như không chuẩn bị kế hoạch rõ ràng thì có thể khiến cho mọi việc diễn ra hoàn toàn khác so với lộ trình đã vạch ra trước”.
Còn Janet Stanzak – chuyên viên lập kế hoạch tài chính kiêm hiệu trưởng của trung tâm tư vấn tài chính Financial Empowerment LLC thuộc bang Minnesota – nói thêm rằng: “Việc tự đánh giá xem các cột mốc quan trọng có thể ảnh hưởng như thế nào đối với dòng tiền và các khoản tiêu dùng khác của tổ chức cũng nên là một phần trong bản kế hoạch”.
2. Lập quỹ dự phòng cho những thứ không thể lường trước được
Danna Jacobs – chuyên viên lập kế hoạch tài chính và đồng thời là nhà đồng sáng lập của công ty tư vấn Legacy Care Wealth – cho biết: “Chúng ta nên cân nhắc việc lập riêng ra một quỹ dự phòng bằng tiền mặt, nhằm có thể ứng phó với tình huống khó khăn. Như vậy, khi xảy ra việc ngoài dự tính, thì doanh nghiệp cũng sẽ không phải rơi vào thế bị động. Từ đó, tránh được việc ra quyết định sai lầm hay thiếu sót bởi không có đủ thời gian xoay xở”.
Bà Keckler nhấn mạnh: “Dù là ở bất kỳ quy mô nào, các doanh nghiệp đều cần phải biết rằng chìa khóa của sự thành công về mặt tài chính nằm ở việc quản lý và kiểm soát chi phí cũng như dòng tiền vốn. Càng kiểm soát tốt thì càng tránh nhiều rủi ro không đáng có.”
Theo CNBC